Phòng ngừa dị ứng thức ăn

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
Phòng ngừa dị ứng thức ăn
 28/07/2025 10:36 AM

    ✅ Phòng ngừa dị ứng thức ăn ✅

    🌸 Dị ứng thức ăn là một phản ứng bất lợi của hệ thống miễn dịch xảy ra sau khi ăn một loại thức ăn nhất định.

    🌸 Dị ứng thức ăn có thể chỉ là triệu chứng ngứa ngáy thông thường nhưng cũng có thể tiến triển đến phù nề, chèn ép khí quản gây khó thở hoặc thậm chí là tử vong.

    🍁 Các triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất bao gồm:

    👉🏻 Nổi mẩn ngứa toàn thân hoặc ngứa trong miệng, nổi mề đay, phát ban, chàm, sưng môi, sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

    👉🏻 Khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.

    👉🏻 Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.

    👉🏻 Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

    Ở một số người dị ứng thực phẩm có thể gây nên triệu chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là phản ứng có thể đe dọa đến tính mạng - sốc phản vệ.

    🍁 Các dấu hiệu và triệu chứng có thể đe dọa đến tính mạng bao gồm:

    👉🏻 Co thắt và sưng nề đường thở.

    👉🏻 Cổ họng bị sưng hoặc cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khiến cho quá trình thở khó khăn.

    👉🏻 Sốc với sự giảm huyết áp đột ngột và nghiêm trọng.

    👉🏻 Mạch đập nhanh.

    👉🏻 Chóng mặt hoặc mất ý thức.

    Nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng đó là do cơ địa quá nhạy cảm khi cơ thể hấp thụ các loại thức ăn lạ.

    🌼 Yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn

    * Tiền sử gia đình có người bị hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng.

    * Đã từng bị dị ứng thực phẩm và bệnh bị tái phát sau đó.

    * Người bị dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt sẽ có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác.

    * Dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh.

    – Dị ứng thức ăn bị ngứa cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn cảm.

    – Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.

    – Trường hợp đang phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước.

    – Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…

    Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của dị ứng thức ăn

    ♻️ Chế độ sinh hoạt:

    🔺 Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

    🔺 Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

    🔺 Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

    🔺 Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

    ♻️ Chế độ dinh dưỡng:

    🔺 Chế độ ăn không có thức ăn gây dị ứng, người bệnh cần đọc kỹ các thành phần trong thức ăn trước khi ăn các thực phẩm chế biến sẵn, hoặc tự chuẩn bị thức ăn cho riêng mình.

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật