LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH

Hotline CSKH

0963620499

02822439499

Giỏ hàng 0
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH
 13/11/2024 01:57 PM

    ► Loãng xương là hệ quả của quá trình rối loạn chuyển hóa xương dẫn đến mất chất khoáng trong xương và cấu trúc xương bị suy thoái, tăng nguy cơ gãy xương. Một trong những yếu tố dẫn đến quá trình loãng xương là sự suy giảm hormone nội tiết tố estrogen ở phụ nữ. Vì vậy, nguy cơ loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ tăng nhanh và có thể dẫn đến hậu quả là gãy xương nếu không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

    Chăm sóc, dự phòng tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

    ♦ Vì vậy phụ nữ khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, lượng estrogen suy giảm nên xương cũng ảnh hưởng, gây ra tình trạng loãng xương. So với nam giới, phụ nữ sẽ bị loãng xương nhanh hơn, sớm hơn bởi họ phải gánh chịu 2 nguyên nhân do tuổi tác và thiếu hụt estrogen.

    1. Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh 

    ♦ Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời. Từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần và đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh. Sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm khoảng 0,25 -1%. 

    ♦ Sự sụt giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh cũng bắt đầu một giai đoạn mất xương nhanh hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương cao, mỗi năm giảm 1-5%, trong đó 3-5 năm đầu sau mãn kinh.

    Cách giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

    ♦ Mất estrogen có thể khiến một số phụ nữ mất trung bình 25% khối lượng xương từ khi mãn kinh đến 60 tuổi. Tốc độ thoái hóa xương cao nhất với ảnh hưởng chủ yếu là xốp xương. Trên thực tế, khoảng một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương thường là gãy xương hông, cột sống, hoặc cổ tay liên quan đến loãng xương.

    2. Triệu chứng loãng xương

    ♦ Đặc điểm loãng xương sau mãn kinh thường không được biểu hiện rõ cho đến khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Người bệnh mắc loãng xương có thể không phát hiện ra bệnh cho đến khi xương trở nên yếu và dễ gãy ngay cả khi gặp các chấn thương nhỏ như trẹo chân, té ngã, va đập. Các triệu chứng bao gồm:

    • Tình trạng giảm mật độ xương do loãng xương có thể dẫn tới xẹp cột sống (gãy lún) với các biểu hiện như gù lưng, dáng đi khom, giảm chiều cao, các cơn đau lưng cấp.
    • Đau nhức các đầu xương đặc biệt là đau dọc các xương dài, thậm chí là cảm giác đau nhức như kim chích toàn thân.

    Nhận biết bệnh loãng xương và giải pháp điều trị

    • Đau nhức nhiều ở các vùng xương thường xuyên chịu gánh nặng của cơ thể như xương hông, xương chậu, xương cột sống thắt lưng... các cơn đau có xu hướng lặp lại nhiều lần.
    • Đau tăng lên khi vận động, đứng ngồi lâu, đi lại và sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi.
    • Các cơn đau ở cột sống thắt lưng hoặc hai bên liên sườn và ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa và thần kinh đùi. Vì vậy, người bệnh loãng xương rất khó thực hiện các tư thế xoay hẳn người, cúi gập người.

    3. Giải pháp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

    ♦ Mật độ xương thường giảm dần theo quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, loãng xương có rất ít triệu chứng và có thể tiến triển nặng mà không có các dấu hiệu báo trước. Vì vậy, tình trạng này khó phát hiện cho đến khi xương thực sự yếu và gãy.

    ♦ Để hạn chế và ngăn ngừa loãng xương, phụ nữ nên lưu ý những điều dưới đây trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh:

    Bổ sung canxi và vitamin D

    ♦ Canxi giúp xương chắc khỏe hơn. Các nghiên cứu cho thấy, mỗi người trong độ tuổi 19- 50 cần nạp 1.000 mg canxi mỗi ngày, với phụ nữ trên 50 tuổi là ít nhất 1.200 mg/ngày. Phụ nữ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn như sữa, rau cải xoăn, súp lơ…

    ALD Calcium Nano-D3-MK7

    ♦ Bên cạnh đó, vitamin D cũng rất cần thiết để hấp thụ canxi đúng cách. Các loại cá chứa nhiều chất béo như cá hồi, cá thu là nguồn thực phẩm cung cấp lượng vitamin D dồi dào, bên cạnh sữa và các loại ngũ cốc.

    ♦ Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là cách tự nhiên để cơ thể tạo ra vitamin D. Theo các chuyên gia, người trường thành từ 19 đến 70 tuổi nên nhận ít nhất 600IU/ngày, với người trên 70 tuổi lượng vitamin D cần tăng lên 800 IU/ngày.

    Tích cực vận động

    ♦ Tập thể dục thường xuyên cũng giúp xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe. Các bài tập rèn luyện sức bền cho cơ thể như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu rất tốt trong việc phòng ngừa loãng xương vì khi càng nhiều lực tác động lên xương sẽ kích thích hình thành xương mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bài tập này còn giúp làm tăng mật độ khoáng xương, sức mạnh và kích thước xương.

    Liệu pháp hormon thay thế

    ♦ Liệu pháp thay thế hormone có thể giúp ngăn ngừa giảm mật độ xương do sụt giảm nồng độ estrogen trong cơ thể thường xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp này có thể làm tăng mật độ xương khoảng 5% trong hai năm.

    Sản phẩm ALD Canxium hỗ trợ bổ sung canxi cho các đối tượng:

    • Người bị loãng xương, xốp xương.
    • Người bị gãy xương.
    • Phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai, cho con bú, phụ nữ tiền mãn kinh.
    • Trẻ em bị còi xương, chậm mọc răng .
    • Thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển chiều cao .

    Danh mục bài viết

    Bài viết nổi bật